Bảo dưỡng ô tô cấp 4 vạn – Bảo dưỡng ô tô cấp 20000km

Bất cứ một phương tiện nào sau thời gian hoạt động cũng sẽ bị bào mòn, suy giảm chất lượng. Xe ô tô cũng nằm trong số đó, các bộ phận của xe cần được kiểm tra và khắc phục sự cố nhanh chóng. Bảo dưỡng định kỳ xe ô tô tải, xe ô tô thông thường được thực hiện theo số km như: 5000km, 15000km, 30000km, 40000km,… Hãy cùng BieBlog tìm hiểu về bảo dưỡng ô tô cấp 4 vạn, bảo dưỡng ô tô cấp 20000km trong bài viết này.

Bảo dưỡng ô tô cấp 4 vạn
Bảo dưỡng ô tô cấp 4 vạn

Nội dung bài viết

Khái niệm về các cấp bảo dưỡng ô tô

Bảo dưỡng xe ô tô là hoạt động định kỳ nhằm đánh giá, bảo dưỡng đảm bảo trạng thái kỹ thuật tốt nhất cho ô tô, đảm bảo hoạt động an toàn. Bảo dưỡng ô tô, xe hơi gồm hai công việc chủ yếu là bảo dưỡng phục hồi hệ thống kỹ thuật cho các chi tiết và thay thế các chi tiết đã hỏng.
Công việc bảo dưỡng xe ô tô thường được tiến hành định kỳ theo số km hoặc theo tháng. Thông thường các dòng xe ô tô sẽ có các cấp bảo dưỡng 5000 km; cấp bảo dưỡng 10.000 km; cấp bảo dưỡng 20.000 km; cấp bảo dưỡng ô tô 4 vạn; cấp bảo dưỡng 80.000 km.

Bảo dưỡng cấp 20.000 km

Bảo dưỡng 20.000 km là bảo dưỡng cấp trung bình, được thực hiện sau khi xe đi 20.000 km hoặc 12 tháng kể từ lần bảo dưỡng cùng cấp trước.
Bảo dưỡng cấp ô tô đi 20000km
Bảo dưỡng cấp ô tô đi 20000km

Những hạng mục công việc bảo dưỡng cấp 20.000km

+) Thay dầu động cơ: Đây là công việc cần thực hiện sau mỗi 5000 km ( riêng các hãng xe đến từ châu Âu như Mercedes, Audi, BMW thì là 4000 km). Sử dụng dầu chính hãng của các thương hiệu nổi tiếng như Total, Castrol,… Tùy theo loại động cơ và khuyến cáo của nhà sản xuất mà ta lựa chọn loại dầu thích hợp. Chỉ đổ đúng lượng dầu mà hãng khuyến cáo.
+) Thay lọc dầu động cơ: Trong hệ thống bôi trơn, vai trò của lọc dầu động cơ là rất quan trọng. Nó đảm bảo dầu bôi trơn khi được đưa đến các bề mặt làm việc phải sạch và không có cặn. Nếu dầu có cặn thì rất dễ gây ra các vết xước, làm hư hỏng các bề mặt làm việc bên trong động cơ. Sau khoảng 10.000 km làm việc thì lõi lọc sẽ bị bụi bẩn và cặn bám kín, điều này làm giảm đi hiệu quả lọc, gây ảnh hưởng đến động cơ. The khuyến cáo của nà sản xuất thì cứ 2 lần thay dầu thì ta thay một lần lọc.
+) Kiểm tra vệ sinh-thay thế lọc gió động cơ: Lọc gió động cơ có nhiệm vụ chính là đảm bảo không khí cung cấp cho động cơ sạch để đốt cháy tối đa nhiên liệu trong quá trình động cơ hoạt động. Sau khoảng 20.000 km thì lọc gió sẽ bị bẩn gây ra cung cấp không đủ không khí cho động cơ, chất lượng không khí giảm đáng kể làm xe ra nhiều khói đen. Vì vậy cần tháo ra để vệ sinh bằng hơi áp lực cao. Cấu tạo chủ yếu của lọc gió là các vật liệu xốp, sau một thời gian hoạt động sẽ bị mục nát. Nếu phát hiện thấy hiện tượng trên thì cần thay thế lọc gió. Đặc biệt với các xe thường xuyên hoạt động trong môi trường có nhiều bụi bẩn và độ ẩm cao thì nên thay thế khi xe chạy 20.000 km.
+) Kiểm tra vệ sinh- thay thế lọc gió điều hòa: Tương tự như lọc gió động cơ, để đảm bảo sự thoải mái cho người ngồi trên xe thì ta cần kiểm tra và vệ sinh lọc gió điều hòa. Nếu thấy hiện tượng bị mục thì cần thay thế.
+) Bảo dưỡng phanh 4 bánh: Đây là công việc cần thường xuyên thực hiện ở mọi cấp độ bảo dưỡng. Phanh ô tô đảm bảo cho an toàn cho xe trong khi chạy trên đường. Môi trường làm việc khắc nghiẹt với nhiệt độ cao, ma sát sinh ra lớn nên bề mặt má phanh và đĩa phanh bị mòn, cần dùng giấy giáp đánh lại. Ngoài ra, cần kiểm tra xem má phanh có hiện tường nứt vỡ hoặc đĩa phanh có cần láng lại hay không, nếu có cần thay thế má phanh và láng lại đĩa phanh. Bảo dưỡng các chốt phanh bằng phương pháp vệ sinh và thêm mỡ bôi trơn. Đồng thời kiểm tra các cao su che bụi, cup pen phanh để đảm bảo cao su vẫn làm việc ổn định.
+) Kiểm tra tổng thể hệ thống gầm: Các chi tiết như rô-tuyn cân bằng, thước lái, các đăng, giảm chấn, tăm bông, … cần được kiểm tra để chắc chắn chúng vẫn hoạt động bình thường. Các ốc gầm cần được siết chặt để đảm bảo gầm xe chắc chắn cho những chuyến đi sau.
+) Kiểm tra nước làm mát, nước rửa kính, dầu phanh, dầu hộp số, dầu cầu, dầu trợ lực lái ( nếu có): Đây là bước cần thực hiện thường xuyên, thậm chí trước mỗi lần chạy xe bạn có thể bỏ ra 5 đến 10 phút để kiểm tra nước làm mát, nước rửa kính, dầu phanh,.. để đảm bảo chúng luôn ở mức đủ. Nếu thiếu ta cần bổ sung thêm.
+) Kiểm tra bugi và ắc-qui: Bugi là chi tiết đảm nhận vai trò đánh lửa cho xe nên để xe không bị khó nổ hoặc chết máy thì hãy chắc chắn bugi của bạn hoạt động tốt. Nếu cần thiết tiến hành vệ sinh bugi, kim phun và họng hút của xe. Ắc-qui cũng có vai trò quan trọng với hệ thống điện, nếu ắc-qui yếu thì tốt nhất cần thay thế nếu không muốn xe gặp hiện tượng khó đề nổ và chết máy.
+) Kiểm tra các hệ thống đèn, hệ thống lái và hệ thống điều hòa: Đảm bảo đèn xe làm việc ở mọi chế độ chiếu sáng, ánh sáng không bị lệch. Hệ thống lái cần làm việc tốt, không có hiện tượng lệch lái, tay lái nhẹ. Nếu không đạt yêu cầu cần kiểm tra lại hệ thống lái và trợ lực để khắc phục. Hệ thống điều hòa có vai trò cực kỳ quan trọng trong việc đảm bảo tiện nghi trên xe nên cần kiểm tra hoạt động một cách tỉ mỉ. Nếu thiếu ga thì bổ sung ga điều hòa. Một hệ thống nữa cần kiểm tra chính là hệ thống đèn check trên tap-lo. Bật khóa điện ở vị trí On, toàn bộ các đèn sáng, khi đề máy thì toàn bộ đèn tắt thì là xe hoạt động bình thường.

Các hạng mục cần bảo dưỡng khi ô tô đạt mốc 4 vạn

Cột mốc 40000km rất quan trọng xác định động cơ của bạn có hoạt động trơn tru không, đồng thời giúp tiết kiệm nhiên liệu, giảm ồn, bảo vệ luồng khí cho xe ô tô. Như vậy, hạng mục quan trọng cần bảo dưỡng đó là:

 

  • Dầu hộp số, vi sai: giúp xe hoạt động nhẹ nhàng, giữ hệ thống truyền ở trạng thái tốt nhất.
  • Dầu trợ lực: Giúp tay lái hoạt động trơn tru hơn
  • Dầu phanh, dầu ly hợp: Giúp bảo vệ an toàn cho bạn, tránh trường hợp phanh ẩm, phanh mòn.
  • Bộ lọc nhiên liệu: Loại bỏ cặn nhiên liệu gây ảnh hưởng cho quá trình cung cấp nhiên liệu cho động cơ.
  • Dây curoa: Giúp ngăn tình trạng nứt dây, chai dây, giảm ma sát dẫn tới động cơ hoạt động không ổn định.

 

Nội dung bảo dưỡng xe ô tô cấp 4 vạn cụ thể như sau:

1.1. Bảo dưỡng động cơ

  • Thực hiện vệ sinh họng hút bướm ga, vệ sinh van tuần hoàn khí thải, hệ thống kim phun, buồng đốt.
  • Đổ dung dịch dưỡng bảo vệ kim phun buồng đốt, hệ thống béc phun.
  • Thay lọc gió ô tô,
  • Thay phần nước làm mát cho động cơ,
  • Thay dây curoa của động cơ,
  • Định kỳ 5000km/lần thay dầu máy (gồm: dầu phanh, dầu lái, dầu số) và lọc dầu ô tô.

1.2. Bảo dưỡng khung gầm

  • Bảo dưỡng phanh xe, may ơ,
  • Với xe thường xuyên sử dụng trong điều kiện môi trường khắc nghiệt thì cần thay các cuppen phanh,
  • Trường hợp má phanh bị mòn quá mức cho phép thì bạn cần thay má phanh mới để tiếp tục sử dụng,
  • Thực hiện thay dầu cho phanh xe và hộp số.

1.3. Bảo dưỡng điều hòa

Phần điều hòa của xe bạn cần thực hiện vệ sinh quạt dàn lạnh, dàn nóng trước. Sau đó kiểm tra lọc gió điều hòa, nếu bạn mới thay thì chỉ cần vệ sinh, nếu đã sử dụng lâu thì bạn nên thay lọc gió mới.

 

Vệ sinh dàn lạnh điều hòa bằng dung dịch chuyên dụng kết hợp đổ dung dịch vệ sinh hệ thống điều hòa.

1.4. Bảo dưỡng điện

Đối với phần điện cần bảo dưỡng máy đề và máy phát. Ngoài ra, bạn có thể bảo dưỡng thêm phần bánh xe ô tô.

Các hạng mục bảo dưỡng xe ô tô 4 vạn
Các hạng mục bảo dưỡng xe ô tô 4 vạn

2. Bảo dưỡng ô tô cấp 4 vạn mất bao lâu?

Bảo dưỡng xe ô tô mất bao lâu? Tùy vào gara, số lượng kỹ thuật viên và tình trạng xe ô tô của bạn mà thời gian bảo dưỡng ô tô sẽ khác nhau. Thông thường phải mất thời gian ít nhất 1 ngày cho các hạng mục bảo dưỡng cấp 4 vạn.

 

Theo kinh nghiệm đi bảo dưỡng xe ô tô mà các tài xế chia sẻ, để xe ô tô vận hành tốt, kéo dài tuổi thọ thì việc bảo dưỡng xe nên diễn ra hàng ngày. Có nghĩa, bạn luôn phải kiểm tra tình trạng xe trước khi khởi hành để phát hiện vấn đề của xe.

 

Việc kiểm tra này dựa trên kinh nghiệm thực tiễn và khả năng phán đoán của tài xế như: xe khó khởi động, phanh không ăn, hệ thống làm mát kém, tăng tốc chậm,…

 

Khi đem xe đi bảo dưỡng, bạn nên chọn gara uy tín để đảm bảo quá trình bảo dưỡng tốt nhất, chi phí hợp lý nhất. Quan trọng, bạn cần hiểu rõ vấn đề của xe gồm: đặc tính cơ bản, thời gian bảo dưỡng định kỳ,…

 

Trường hợp một số bộ phận của xe bạn có thể tự thay ở nhà để tiết kiệm chi phí, hạn chế rửa máy tránh tình trạng cháy ECU.

>> Cách xử lý ghế xe ô tô bị mốc

3. Bảng giá bảo dưỡng xe ô tô các cấp

3.1. Bảng giá bảo dưỡng xe ô tô

Giá bảo dưỡng xe ô tô phụ thuộc vào loại xe, mẫu xe, cấp bảo dưỡng, thêm vào đó có các hạng mục phụ bổ sung. Bảng giá bảo dưỡng bao gồm: giá vật tư thay thế và công bảo dưỡng, lắp đặt. Cấp càng cao thì chi phí bảo dưỡng càng lớn.

 

Mức giá thấp nhất cho việc bảo dưỡng xe ô tô khi đi được 1000km là khoảng 200.000 đồng cho vật tư và 150.000 đồng công bảo dưỡng.  Chi phí bảo dưỡng ô tô 20.000km vào khoảng 700.000 đồng.  Mức giá cao nhất có thể lên tới vài chục triệu đồng.

 

Dưới đây là các cấp bảo dưỡng ô tô bạn có thể tham khảo:

Bảng giá bảo dưỡng các dòng xe
Bảng giá bảo dưỡng các dòng xe

3.2. Quy trình bảo dưỡng xe ô tô

Bảo dưỡng ô tô đúng quy trình vừa giúp cho quá trình bảo dưỡng diễn ra nhanh chóng, tránh sai sót, đồng thời là cơ sở xác định xem cơ sở đó có đủ uy tín hay không. Cách bảo dưỡng xe ô tô máy dầu, bảo dưỡng mái ơ ô tô cũng phải đảm bảo quy trình như vậy.

 

Quy trình tiêu chuẩn bảo dưỡng xe bao gồm 12 bước như sau:

 

  • B1: Tiếp nhận xe, ghi thông tin và làm hồ sơ khách hàng.
  • B2: Kiểm tra, đánh giá tình trạng xe, tiếp nhận yêu cầu dịch vụ từ khách hàng, tư vấn khách hàng.
  • B3: Lập bảng báo giá chi tiết gửi khách hàng,
  • B4: Lập lệnh sửa chữa và chỉ định Kỹ thuật viên thực hiện,
  • B5: Kỹ thuật viên tiến hành bảo dưỡng xe ô tô theo các hạng mục quy định.
  • B6: Kiểm tra chất lượng của xe sau khi bảo dưỡng, chạy thử xe.
  • B7: Tiến hành vệ sinh sàn xe, vỏ xe.
  • B8: Chuyên viên dịch vụ kiểm tra lại xe lần cuối trước khi giao xe cho khách hàng.
  • B9: Làm thủ tục thanh toán, lập hóa đơn chi tiết,
  • B10: Giao xe lại cho khách hàng,
  • B11: Chăm sóc khách hàng sau khi sử dụng dịch vụ.
  • B12: Hậu mãi khách hàng. Chăm sóc, xin phản hồi, cung cấp chương trình khuyến mại cho khách hàng.

Kết Luận

Bảo dưỡng ô tô cấp 4 vạn, cấp 20000km cực kỳ quan trọng, nó quyết định tuổi thọ xe ô tô của bạn. Tùy vào dòng xe và các hạng mục mà chi phí bảo dưỡng sẽ có sự chênh lệch nhất định.

Mọi thông tin cần tư vấn, giải đáp và góp ý, vui lòng liên hệ:

Website: https://bieblog.com/

Facebook: https://www.facebook.com/bieblog