Thủ tục đăng ký xe ô tô chuẩn nhất, chi tiết nhất
Nếu bạn đang có ý định sắm một chiếc ô tô mới cho bản thân và gia đình, hay cần nâng cấp xế mới trong năm 2021, bạn không nên bỏ lỡ thủ tục đăng ký xe ô tô trong bài viết này. Trong nội dung này, BieBlog sẽ cung cấp cho bạn 3 thủ tục bắt buộc thực hiện với những chiếc xe hơi mới mua.
Nội dung bài viết
Thủ tục đăng ký xe ô tô gồm những thủ tục nào?
Đăng ký xe ô tô là gì?
Thủ tục đăng ký xe ô tô là những giấy tờ bắt buộc chủ sở hữu xe hơi phải thực hiện để đăng ký xe với Phòng Cảnh sát giao thông có thẩm quyền. Sau khi hoàn tất các giấy tờ, thủ tục này thì “xế yêu” của bạn mới được lưu thông tự do trên đường.
Theo nghị định số 77/2009/NĐ-CP ngày 15/09/2009, thủ tục đăng ký xe ô tô mới bao gồm 3 thủ tục chính là:
– Đóng thuế trước bạ xe ô tô
– Đăng ký và nhận biển số xe ô tô
– Đăng kiểm xe ô tô.
Đóng thuế trước bạ xe ô tô như thế nào?
Thủ tục đăng ký xe ô tô đầu tiên là đóng thuế trước bạ xe ô tô. Để đóng thuế này, bạn cần tìm đến cơ quan thuế có thẩm quyền để tiến hành lấy tờ khai nộp thuế.
Lưu ý khi đóng thuế trước bạ:
– Cá nhân mua xe ô tô mới sẽ nộp thuế trước bạ tại Phòng thuế Quận/ Huyện nơi có hộ khẩu thường trú.
– Công ty/ doanh nghiệp tư nhân mua xe cần đến phòng thuế Quận/ Huyện nơi công ty đăng ký giấy phép kinh doanh.
– Các công ty liên doanh/ Người nước ngoài/ Văn phòng đại diện nước ngoài khi mua xe cần tìm đến phòng thuế trên địa bàn để đóng thuế.
Theo quy định hiện hành, các loại giấy tờ cần chuẩn bị cho hồ sơ đóng thuế trước bạ bao gồm:
– Hóa đơn GTGT của Đại lý bán xe ô tô (01 bản chính)
– Hóa đơn nối của nhà sản xuất
– Hóa đơn mua bán xe giữa đại lý và người mua xe (01 bản chính)
– Giấy CNCL ATKT và BVMT xe ô tô nhập khẩu hoặc lắp ráp trong nước (02 bản photo)
– Phiếu kiểm tra chất lượng xuất xưởng xe ô tô do xưởng sản xuất cấp (01 bản chính)
– Tờ khai nộp thuế trước bạ (02 bản, nếu là doanh nghiệp cần có dấu công ty)
– Giấy giới thiệu đối với trường hợp doanh nghiệp đăng ký
– CMND và Hộ khẩu photo với trường hợp cá nhân đăng ký (nên đem theo bản chính để đối chiếu)
– Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh photo đối với trường hợp công ty tư nhân đăng ký xe
– Giấy phép đầu tư photo đối với trường hợp người mua xe là công ty liên doanh nước ngoài.
Sau khi chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ, hồ sơ trên, bạn sẽ nộp hồ sơ đến cơ quan thuế có thẩm quyền. Sau đó bạn sẽ được nhận lại bộ hồ sơ gốc, tờ khai nộp thuế trước bạ có ghi số tiền cần phải nộp với chữ ký và con dấu xác nhận của chi cục thuế.
Sau đó bạn mang hồ sơ gốc và tờ khai này ra ngân hàng để thực hiện rà soát thông tin lại và nộp tiền. Bạn sẽ được cấp 1 tờ giấy đã nộp tiền thuế trước bạ vào ngân sách nhà nước (trên đó có ghi rõ các thông tin chủ sở hữu, loại xe…).
Đăng ký và nhận biển số xe ô tô ra sao?
Khi đã đóng thuế trước bạ xe hơi xong, bạn cần đến Phòng Cảnh sát giao thông có thẩm quyền để tiến hành đăng ký xe và nhận biển số.
Lưu ý:
Để đăng ký và nhận biển số xe, bạn có thể đến các Phòng CSGT đường bộ tỉnh/ thành phố nơi bạn sinh sống để đăng ký.
Đối với các trường hợp các cơ quan đại diện ngoại giao/ tổ chức quốc tế và người nước ngoài làm thủ tục đăng ký xe hơi, cơ quan/ tổ chức đó cần tới đăng ký tại Cục Cảnh sát giao thông đường bộ – đường sắt để đăng ký.
Cần mang theo những giấy tờ sau:
– Hóa đơn GTGT mua xe ô tô (01 bản chính)
– Tờ khai nguồn gốc xe ô tô với xe nhập khẩu (01 bản gốc)
– Phiếu kiểm tra chất lượng xuất xưởng (01 bản gốc)
– Biên lai nộp tiền vào ngân sách nhà nước
– Tờ khai đăng ký xe (01 bản, riêng đối với doanh nghiệp cần đóng mộc công ty)
– Giấy CNCL ATKT và BVMT xe ô tô nhập khẩu hoặc lắp ráp trong nước (01 bản photo)
– Bản cà số khung, số máy (01 bản)
– CMND và Hộ khẩu photo với trường hợp cá nhân đăng ký (nên đem theo bản chính để đối chiếu)
– Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh photo đối với trường hợp công ty tư nhân đăng ký xe
– Giấy phép đầu tư photo đối với trường hợp người mua xe là công ty liên doanh nước ngoài.
Nộp bộ hồ sơ này vào cửa đăng ký thông tin và chờ cán bộ xác nhận thông tin xe để bấm biển số. Lưu ý nên kiểm tra thật kỹ các thông tin chủ sở hữu, loại xe, màu sắc, số khung… để tránh có những nhầm lẫn. Mỗi lần chỉnh sửa sẽ tốn rất nhiều thời gian của bạn đó!
Cũng như quy trình lấy biển số xe máy, thủ tục đăng ký xe ô tô cũng cần xuất trình chứng minh thư/ căn cước công dân, sổ hộ khẩu hoặc giấy giới thiệu để bấm biển số.
Sau này, biển số xe ô tô đều được bấm ngẫu nhiên chứ không được chọn trước nữa. Vì thế biển số xe của bạn cũng có thể rất đẹp hoặc gặp phải những số xấu ngoài ý muốn.
Bộ biển số xe sẽ bao gồm 1 biển trước và 1 biển sau. Bạn có thể đi đóng khung cho biển số được mới và sạch sẽ.
Đăng ký xe ô tô mất bao lâu?
Sau khi lấy biển số xe, bạn sẽ nhận được giấy hẹn lấy giấy đăng ký xe. Thông thường bạn sẽ được hẹn lên lấy giấy đăng ký xe sau khoảng 2-3 ngày làm việc hành chính. Khi đi cần mang theo giấy hẹn.
Mức phí đăng ký cấp biển số xe 2021
Khi lấy biển số xe, bạn sẽ phải đóng thêm 1 khoản phí từ 200.000 đồng cho đến 2.000.000 đồng tùy theo loại xe của bạn.
Mức phí áp dụng với các dòng xe du lịch từ 5 đến 10 chỗ ngồi được chia theo khu vực như sau:
– Khu vực I (bao gồm Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh) đóng phí 2 triệu đồng/ lượt đăng ký.
– Khu vực II (các thành phố trực thuộc Trung ương trừ KV I, các Thành phố và thị xã trực thuộc tỉnh): 1 triệu đồng/ lượt đăng ký.
– Khu vực III (những khu vực ngoài KV I và II): 200 nghìn đồng/ lượt đăng ký.
Đăng kiểm xe ô tô mới cần chuẩn bị gì?
Đầu tiên, bạn cần chuẩn bị 1 bộ hồ sơ bao gồm:
– Giấy đăng ký xe/ Giấy hẹn đăng ký xe (bản chính)
– Bộ số sườn, số máy (01 bản)
– Giấy kiểm tra chất lượng xuất xưởng photo
– Giấy giới thiệu đăng ký vào đơn vị vận chuyển (đối với xe kinh doanh vận chuyển hành khách).
– Bảo hiểm trách nhiệm dân sự.
Hiện nay, có hơn 90 điểm thực hiện kiểm xe ô tô trên toàn quốc. Do đó, bạn có thể thuận tiện đến các điểm gần nơi cư trú, làm việc để tiến hành đăng ký kiểm xe.
Lưu ý thời hạn đăng kiểm ô tô mới:
Đối với từng loại xe ô tô sẽ có thời hạn đăng kiểm xe khác nhau. Chủ yếu khác biệt dựa vào loại xe và tuổi thọ của xe.
Đối với các xe ô tô chở người dưới 09 chỗ (không dùng để kinh doanh vận tải) có chu kỳ đăng kiểm như sau:
- Đã sản xuất khoảng 07 năm: Đối với các loại xe này, chu kỳ đăng kiểm lần đầu là 30 tháng, và định kỳ 18 tháng/ lần.
- Đã sản xuất trên 07 năm đến 12 năm: Với các dòng xe này có chu kỳ đăng ký kiểm xe định kỳ mỗi 12 tháng.
- Đã sản xuất trên 12 năm: Đây là các dòng xe có chu kỳ kiểm xe gần nhất, mỗi chu kỳ kéo dài 06 tháng.
Tổng chi phí cho thủ tục đăng ký xe ô tô
Theo đó, tổng chi phí làm thủ tục đăng ký xe ô tô được tính theo công thức:
Tổng = thuế trước bạ + phí đăng ký xe (kèm phí đăng ký biển số) + phí đăng kiểm xe + bảo hiểm trách nhiệm dân sự./.
Ví dụ: Một chiếc xe có giá 200 triệu đồng thì chi phí cho việc làm giấy tờ xe tại TP.HCM sẽ bao gồm:
– Phí trước bạ
– Phí sử dụng đường bộ (1 năm)
– Phí bảo hiểm trách nhiệm dân sự định kỳ
– Phí đăng ký biển số
– Phí đăng kiểm
Biết được các quy trình và giấy tờ cần thiết cho việc đăng ký xe mới sẽ giúp bạn tiết kiệm 1 khoản thời gian lớn. Bên cạnh đó còn giúlp bạn chủ động hơn trong việc mua xe, dự trù kinh phí khi mua 1 chiếc xe mới.
Mọi thông tin cần tư vấn, giải đáp, góp ý vui lòng liên hệ:
Website: https://bieblog.com/
Facebook: https://www.facebook.com/bieblog