Xe ô tô để lâu đề không nổ máy được: nguyên nhân, cách khắc phục

Trường hợp xe ô tô đề không nổ được khiến nhiều tài xế cảm thấy rất hoang mang và lo lắng. Nếu không biết được nguyên nhân chính xác thì sẽ mất một khoản tiền lớn để sửa chữa, bảo dưỡng. Vậy nguyên nhân nào khiến xe ô tô đề không nổ được và cách kiểm tra, khắc phục xe ô tô để lâu không nổ máy được như thế nào? Tất cả sẽ được giải đáp qua bài viết này của BieBlog.

Nguyên nhân và cách khắc phục xe ô tô đề không nổ
Nguyên nhân và cách khắc phục xe ô tô đề không nổ

Nội dung bài viết

Điều kiện để động cơ xe ô tô nổ được

Một chiếc xe ô tô sử dụng động cơ đốt trong cần có đủ 6 yếu tố sau đây để có thể vận hành, nổ máy trơn tru:

  • Điện: làm quay máy đề; đánh lửa bugi đốt cháy nhiên liệu
  • Nhiên liệu: xăng hoặc dầu diesel
  • Không khí: nhiên liệu không thể cháy nếu không có ôxi từ không khí hòa trộn với nó
  • Sự liên kết các bộ phận cụm động cơ bởi dây curoa
  • Đủ dầu bôi trơn động cơ
  • Đủ nước làm mát động cơ

Nếu thiếu một trong 6 yếu tố trên thì xe ô tô đề không nổ máy được.

Lưu ý: Nếu anh em cố gắng khởi động động cơ và nghe thấy máy đề vẫn hoạt động nhưng xe ôtô đề không nổ được thì các tài xế cần tránh để máy đề hoạt động liên tục quá 15 giây. Hãy để máy đề được nghỉ trước khi thực hiện lại nếu không sẽ có thể xảy ra thêm những hỏng hóc đối với bộ đề của xe hơi.

7 nguyên nhân khiến xe ô tô đề không nổ máy được

Khi điều khiển xe ô tô, xe hơi, xe tải bạn không thể tránh được việc gặp phải những tình huống xe ô tô đề khó nổ. Dù đã qua nhiều năm, hệ thống động cơ có nhiều cải tiến nhưng tình trạng đề không nổ máy này vẫn xảy ra.

Sau đây, sẽ là những nguyên nhân chính làm xe ô tô của bạn đề không nổ được, giúp bạn dễ dàng khắc phục tình trạng này.

Lỗi ắc quy

Tác nhân chính ảnh hưởng đến ắc quy là bị sụt giảm nguồn điện. Việc sụt giảm điện tích này diễn ra khi động cơ đã tắt. Nhưng một số thiết điện tử khác trong xe ô tô vẫn phải sử dụng một lượng điện nhỏ để duy trì hoạt động.

 

Bình thường trong quá trình sử dụng ắc quy sẽ được máy phát điện nạp đầy lại vì vậy việc sụt giảm điện không đáng kể. Đối với những xe không thường xuyên đi, để lâu không hoạt động thì máy phát điện không có cơ hội để hoạt động.

 

Vì vậy, điện tích bị mất đi của ắc quy không thể bù được đắp lại. Nên khi mang xe ra sử dụng thì ắc quy quá yếu hoặc gần như hết điện.

Các cực không kết nối được với nhau

Những chiếc ắc quy có 2 đầu cực âm hoặc dương đã bị ăn mòn sẽ đến khả năng dẫn điện kém. Lúc này, ắc quy không thể nạp được nguồn điện tích trữ. Vì vậy, dẫn đến tình huống ắc quy bị hết điện và không tiếp tục hoạt động được.

Cần số

Khi bạn khởi động xe nhưng động cơ vẫn trơ ra, đèn trên bảng điều khiển không sáng hoặc không nháy. Nguyên nhân có thể do vị trí cần số chưa đúng (đối với hộp số tự động chưa về số P, hay bạn đang cài số và không đạp côn đối với hộp số sàn).

Hệ thống chống trộm

Ngày nay, đa phần các chìa khóa smart-key đều được mã hóa hoặc cài đồng bộ cùng xe. Hệ thống này sẽ kiểm tra mã hóa chiếc xe khi khóa của bạn có đúng hay không.

 

Đôi khi hệ thống chống trộm cũng nhầm lẫn và không cho bạn khởi động xe. Đặc biệt, với những chiếc khóa thông minh khởi động bằng nút bấm.

Hệ thống đề

Khi xe ô tô, xe tải đề không được và kèm theo những tiếng lách tách phía bên trong thì nguyên nhân có thể do hệ thống đề bị lỗi. Lúc này, những ống nam châm điện trong hệ thống đề nóng và ngắt ngay lập tức gây ra hiện tượng đó.

 

Hiện nay, nhiều dòng xe sử dụng khóa điện hiện đại, nhưng nó vẫn có thể bị lỗi kỹ thuật nên không thể khởi động được máy.
Hiện nay, nhiều dòng xe sử dụng khóa điện hiện đại, nhưng nó vẫn có thể bị lỗi kỹ thuật nên không thể khởi động được máy.

Rơ le, bơm xăng bị lỗi

Rơ le hay bơm xăng bị lỗi cũng sẽ ảnh hưởng đến hiện tượng nổ máy nhưng động cơ không tiếp tục hoạt động được. Với xe ô tô bơm xăng, xăng có tác dụng như chất làm mát.

 

Khi xe bạn chạy ở tốc độ thấp thì bơm xăng sẽ hút vào thêm một lượng nhỏ không khí nữa cho nó nóng lên và nhanh hỏng.

 

Bên cạnh đó, các ô tô hiện nay đều sử dụng động cơ xăng, nó được cấu tạo từ 3 yếu tố như Bugi, nhiên liệu và sự đốt cháy của động cơ đốt trong. Bạn có thể tìm nguyên nhân từ các bộ phận này như xe cạn nhiên liệu, không xuất hiện tia lửa điện do bugi bị hỏng. Hoặc có thể do hệ thống phun kim nhiên liệu bị tắc.

Cách khắc phục xe ô tô khó nổ

Để có thể khắc phục được những nguyên nhân khiến xe ô tô đề không nổ bạn có thể tham khảo các cách sau đấy.

Ắc quy hỏng hoặc yếu

 

Trong trường hợp mất điện hoàn toàn, giải pháp là bạn cần dùng bộ dây câu sạc để câu điện cho bình ắc quy. Tuy nhiên khi sạc ắc quy nên chọn dòng ắc quy hoạt động tốt và có điện áp bằng hoặc lớn hơn điện áp của xe. Tỉ lệ khởi động xe lại trong trường hợp này là 70%.

 

Nếu xe không khởi động được do đứt dây điện hay hỏng cầu chì do xe lâu ngày không đi dẫn đến đường dây điện bị bong tróc. Việc đầu tiên bạn cần làm là kiểu tra hộp cầu chì. Nếu cầu chì hỏng thì nên thay mới.

 

Ngoài ra, bạn còn có thể sử dụng các bộ kích di động được bán trên thị trường. Nếu ắc quy bị hư hại, cần thay thế cái mới để chiếc xe được vận hàng tốt.

Kết nối giữa các cực của ắc quy kém

 

Khi gặp tình trạng này bạn nên tháo kẹp, lau chùi cực ắc quy và siết lại kẹp dây điện. Đồng thời, bạn cần phải điều chỉnh lại mức điện dịch bên trong ô tô.

Cần số đưa về đúng vị trí

 

Lúc này bạn cần đưa cần số về vị trí P đối với các hộp số tự động và đạp côn đối với các hộp số sàn. Còn với các dòng xe khởi động bằng nút Start/Stop thì cần đạp thắng.

 

Anh em cần đặt đúng vị trí của cần số xe về P với hộp số tự động và đạp côn với hộp số sàn.
Anh em cần đặt đúng vị trí của cần số xe về P với hộp số tự động và đạp côn với hộp số sàn.

Hệ thống chống trộm và đề bị lỗi

 

Đối với trường hợp hệ chống trộm bị lỗi, bạn nên thay thế pin của chìa khóa theo đúng định kỳ. Còn nếu hệ thống đề bị lỗi hãy cạy nút công tắc ra để kiểm tra. Sử dụng dây điện nối tắt và nhớ phải nhấn chân phanh với các dòng xe “nhấn phanh mới đề được” để thử.

 

Nếu bạn vặn chìa khóa về Off, để đèn pha sáng rồi bật lên vị trí Acc/On thấy đèn pha mờ dần thì cần phải sửa hoặc thay bộ đề.

 

Khi ấn đề xe ô tô kêu tạch tạch chính là do rơ le nhảy. Với trường hợp này, bạn nên kiểm tra chổi than. Nếu than đề chưa hết hẳn, bạn cần dùng vật cứng gõ vào củ than đề thì sẽ được.

Rơ le và bơm xăng bị lỗi

 

Để kiểm soát vấn đề này, bạn có thể trang bị thêm đồng hồ áp suất nhiên liệu. Điều này giúp bạn theo dõi việc động cơ có nhận đủ nguyên liệu hay không.

Lưu ý khi sử dụng ô tô để lâu không nổ được

Trường hợp bạn đi công tác xa trong vài tuần hoặc vài tháng nên xe nằm bãi quá lâu. Bạn nên quan tâm việc bảo dưỡng xe để chiếc xe ô tô đề không nổ.

 

  • Kiểm tra bình nhiên liệu của xe, do trước đó bạn không đổ đầy bình xăng khiến không khí ẩm xâm nhập dẫn đến hiện tượng “nghẹt xăng”.
  • Chú ý đến ắc quy: Khi để quá lâu hệ thống này mất dần khả năng sạc lại hoặc giảm điện thế khiến xe không khởi động được.
  • Khi ô tô đậu một thời gian dài có thể bị côn trùng hoặc chuột làm ổ, cắn phá hư hỏng đường dây điện hoặc các phụ tùng khác. Ngoài ra, còn có đường nhiên liệu, gioăng cao su máy bị xuống cấp dẫn đến rò rỉ xăng, dầu máy.

>> Kinh nghiệm phục hồi thước lái ô tô

Kết luận

Trên đây là những nguyên nhân và cách khắc phục khi xe ô tô đề không được, hy vọng phần nào giúp bạn có thể biết cách kiểm tra được xe. Đồng thời từ đó có thể khắc phục nhanh chóng hiện tượng này.

 

Ngoài ra, Bie Blog khuyên bạn rằng, để tránh hiện tượng ô tô đề không nổ máy, bạn nên bảo dưỡng chiếc xe ô tô thường xuyên theo định kỳ. Bên cạnh đó, việc thay phụ tùng xe hơi, xe tải cũng rất quan trọng cần phải chính hãng, chất lượng,. Từ đó, nó đảm bảo độ bền cho xe cũng như an toàn trong lúc lái xe.

Mọi thông tin cần tư vấn, giải đáp và góp ý, vui lòng liên hệ:

Website: https://bieblog.com/

Facebook: https://www.facebook.com/bieblog